Giám đốc điều hành và nhà sáng lập MEDRiNG: Người đứng sau trong đổi mới y tế và chăm sóc sức khỏe
Ngày 26/04/2022, Tổng giám đốc công ty TNHH MERDiNG Việt Nam International ông Kazuma Abe đã có buổi trao đổi với công ty McKinsey & Company về đổi mới trong y tế và chăm sóc sức khỏe trong vai trò là người truyền cảm hứng. McKinsey & Company là một công ty tư vấn quản lý toàn cầu, được thành lập vào năm 1926 bởi James O. McKinsey tại Chicago.
Ông Kazuma Abe chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp
Trong buổi phỏng vấn, CEO and Founder của MEDRiNG đã chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của mình. Ông Abe Kazuma mất bố năm 4 tuổi, hồi nhỏ ông còn chưa nhận thức được lý do tại sao bố mình mất sớm, nhưng lên đến cấp 3 đã dần đặt câu hỏi về tình trạng sức khỏe của bố lúc bấy giờ, ông nhận ra bố mình còn trẻ nhưng không chăm sóc sức khỏe tốt và không kiểm soát được tình trạng của bản thân.
Sau khi tốt nghiệp khoa Luật đại học Tokyo, ông làm việc tại Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản. Trong quá trình làm việc ông tham gia vào thúc đẩy hiệu suất hóa, hiệu số hóa các ngành dịch vụ bao gồm cả dịch vụ chăm sóc y tế. Từ năm 2015, ông được bổ nhiệm làm đại diện cho một công ty hỗ trợ nghiên cứu lâm sàng liên kết với các bác sĩ trường đại học Tokyo.
Mặc dù công việc ổn định, nhưng ông luôn đau đáu về sự ra đi của người bố, cùng với quá trình làm việc trong môi trường y tế đã ông Abe Kazuma luôn mong muốn sẽ hỗ trợ mọi người được chăm sóc sức khỏe từ sớm. Đó chính là lý do ông thành lập nên công ty MEDRiNG International.
Chia sẻ về lựa chọn khởi nghiệp tại Việt Nam ông Abe Kazuma cho biết: “Lý do tôi chọn Việt Nam để bắt đầu là vì đất nước đang phát triển (với tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 5 thế giới vào năm 2020), nhưng nguồn lực y tế lại hạn chế. Chất lượng của các cơ sở y tế rất khác nhau, và sự phân bổ không đáng kể trên khắp cả nước với bệnh nhân tập trung ở các bệnh viện lớn.”
Hiện nay, tỷ lệ sử dụng bệnh án điện tử ở Việt Nam rất thấp (khoảng 2% vào năm 2022). Tại các bệnh viện, dữ liệu bệnh nhân được quản lý trên giấy và môi trường vẫn không thuận lợi cho việc sử dụng dữ liệu y tế. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu đạt được 100% mức thâm nhập EMR vào năm 2030 và đang thực hiện một nỗ lực quốc gia để số hóa dữ liệu y tế.
Góc nhìn về chuyển đổi số trong y tế tại Đông Nam Á
Theo ông Abe Kazuma cho biết, cơ hội lớn nhất cho đổi mới là tiềm năng “đi tắt đón đầu” dựa trên môi trường chăm sóc sức khỏe cụ thể của Việt Nam. So với Nhật Bản, Việt Nam thuận lợi để đổi mới và sử dụng dữ liệu y tế:
- Chính phủ đang thúc đẩy số hóa dữ liệu y tế ở cấp độ quốc gia
- Môi trường pháp lý tương đối cởi mở đối với việc sử dụng dữ liệu bệnh nhân
- Khả năng tái nhập các bài học kinh nghiệm và các sản phẩm và dịch vụ đã phát triển ở Việt Nam trở lại Nhật Bản.
Đồng thời, Việt Nam đang bắt đầu trải qua giai đoạn giảm tỷ lệ sinh và dân số già, và có khả năng sẽ đi theo con đường tương tự như Nhật Bản. Nhu cầu y tế đối với các bệnh truyền nhiễm và các tình trạng cấp tính theo truyền thống luôn cao và vẫn như vậy. Tuy nhiên, rất khó để mở rộng năng lực y tế trong ngắn hạn, do đó, biện pháp để thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu sẽ là nâng cao hiệu quả chăm sóc y tế – với các phòng khám thông minh.
Để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt với giá cả hợp lý, cần có sự đổi mới trong toàn bộ quy trình chăm sóc sức khỏe, không chỉ một phần của quy trình. MEDRiNG sẽ tiếp tục đổi mới trong hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe bằng cách chuyển đổi các phòng khám của Việt Nam thành các phòng khám thông minh.
Song song đó, MEDRiNG cũng phát triển phần mềm quản lý phòng khám MEDi tiêu chuẩn Nhật giúp phòng khám vừa và nhỏ giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu suất làm việc. Trong quá trình ứng dụng thực tế, MEDi được nhiều chuyên gia, nhà quản lý đánh giá cao và ứng tại phòng khám đa khoa, chuyên khoa khác nhau.
Chi tiết bài phỏng vấn xem tại: https://www.mckinsey.com/featured-insights/future-of-asia/countries-and-regions/southeast-asia/southeast-asia-perspectives/the-people-behind-healthcare-innovation-interview-with-kazuma-abe